Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Các loại môi trường chân không trong thực tế

Trang thái chân không, do đó, hiểu là trạng thái có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển trung bình chuẩn, và được chia thành:

1. Chân không thấp (p>100Pa)
2. Chân không trung bình (100Pa>p>0.1Pa)
3. Chân không cao (0.1Pa>p>10-5Pa)
4. Chân không siêu cao (p<10-5Pa)

Môi trường chân không là gì?

Chân không, trong lý thuyết cổ điển, là không gian không chứa vật chất. Như vậy chân không có thể tích khác không và khối lượng (và do đó năng lượng) bằng không. Do không có vật chất bên trong, chân không là nơi không có áp suất.

Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng (và do đó năng lượng) nhỏ. Điều này nghĩa là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất này sẽ giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không.

Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo như lý thuyết.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam đang khó khăn

Tại Hải Phòng, từ đầu năm đến nay, hàng loạt các doanh nghiệp như Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Tam Bạc, Công ty Công nghiệp tàu thủy Thành Long, Công ty CP Cơ khí đóng tàu Hạ Long đã phải tạm ngừng hoạt động do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Những DN hoạt động cầm chừng, hàng tồn kho cao nhiều vô kể, trong đó không ít là các doanh nghiệp cơ khí lớn. Ông Trần Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh cho biết, từ đầu năm 2012 tới nay công ty này đang phải hoạt động cầm chừng và lượng hàng tồn kho ngày càng nhiều.

Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ thuộc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung Ninh Bình vốn là đơn vị được đầu tư theo chương trình cơ khí trọng điểm của Nhà nước. Nhưng tại thời điểm này, hàng chục cần cẩu lớn nhỏ, hàng trăm tấn thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ các ngành đóng tàu, thủy điện, dầu khí vẫn đang xếp xó.

Công ty Tự Thành (KCN Hà Bình Phương - Thường Tín - Hà Nội) chuyên chế tạo và cung cấp nhiều loại máy xây dựng những năm trước tiêu thụ khá tốt. Tuy nhiên từ sau Tết , công ty đã phải "đắp chiếu" một dây chuyền sản xuất chính và chuyển sang sản xuất theo đơn đặt hàng những chi tiết, cấu kiện nhỏ dùng để thay thế.

Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam thì thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp cơ khí gặp khó khăn. Hiện có tới 50% DN đang thiếu vốn. Lợi nhuận của các doanh nghiệp cơ khí chỉ đạt bình quân từ 3-5% /năm, vậy nhưng ngân hàng đang cho vay với lãi suất lên tới 17% và thời gian trước tới 20% thì không doanh nghiệp nào dám vay bởi như vậy là cầm chắc thua lỗ.

Ngành cơ khí cũng được ưu đãi vay vốn (trong chiến lược phát triển cơ khí việt Nam đến 2020 và chương trình cơ khí trọng điểm) nhưng trong suốt 10 năm qua cũng chỉ có khoảng 8 dự án được vay vốn ưu đãi và lãi vay khá cao; chẳng hạn năm 2011 vốn vay ưu đãi dành cho các doanh nghiệp cơ khí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ở mức 11,4%. Ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệp nặng Bộ Công thương cho biết, đối với các nhà đầu tư cơ khí nếu được vay lãi suất 0% trong 10 năm phải trả nợ cũng không ai muốn làm nữa là lãi suất ưu đãi trên 11%.

Không những thế thủ tục vay vốn cũng khá khó khăn và phức tạp. Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) cho biết, dự án đầu tư đúc khuôn cho sản xuất thân vỏ ô tô của DN tới 1.000 tỷ đồng, mặc dù dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho vay 250 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ năm 2009 nhưng đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa có được giải ngân. "Nút thắt" chính là do thủ tục rườm rà, cứng nhắc", ông Huyên nói.

Các doanh nghiệp cho biết, đầu tư một dự án cơ khí cần thời gian 3 - 5 năm, nhưng lãi vay thì luôn trong tình trạng đầu năm một mức lãi suất, cuối năm một mức lãi suất khác cao hơn, khiến chủ đầu tư cứ phải chạy theo điều chỉnh dự án để có tỷ suất lợi nhuận hợp với lãi suất. Ở thời điểm hiện nay, với lãi suất vay thương mại khoảng 17% và không có ưu đãi nào cho lĩnh vực cơ khí thì các DN bó tay.

Bên cạnh đó thời gian qua do chính sách thắt chặt tín dụng nên nhiều doanh nghiệp cơ khí muốn tiếp cận vốn ngân hàng không được đã phải tìm đến các kênh tín dụng khác với lãi suất cao hơn. Điều này đương nhiên đẩy chi phí lên, đồng nghĩa với rủi ro cao, đưa doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản.

Mịt mù tương lai vì tắc đầu ra

Thiếu đầu ra cũng là nguyên nhân quan trọng khiến hàng tồn kho tăng và gây ra khó khăn cho sản xuất. Nhà nước cắt giảm đầu tư công, nhiều thị trường trầm lắng khiến cho máy móc sản xuất ra không bán được phải chất đống trong kho thì doanh nghiệp cơ khí làm sao có thể tránh khỏi tình trạng đình trệ sản xuất, phá sản...

Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí cho biết, một nguyên nhân quan trọng nữa khiến cho doanh nghiệp cơ khí trong nước không có đầu ra là các chính sách làm cho họ luôn bị thua ngay trên sân nhà. Hiện nay, do quy định của Luật Đấu thầu chưa chặt chẽ, dẫn tới các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, bởi trong đấu thầu không tính tới nguồn gốc xuất xứ, không tính tới tỷ lệ nội địa hoá của thiết bị...

Ông Thụ cho biết, Luật Đấu thầu được ban hành năm 2005 đang "bó chân bó tay" chính doanh nghiệp Việt Nam khi chỉ chú trọng đến yếu tố giá mà không tính đến nguồn gốc xuất xứ và tỷ lệ nội địa hóa. Do vậy, doanh nghiệp cơ khí nội địa luôn bị thua doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà.

Theo ông Thụ trên thực tế nhiều công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước nhưng vẫn sử dụng các thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài. Hiệp hội đã kiến nghị 7 năm nay nhưng Luật Đấu thầu vẫn không được sửa đổi.

Việc tách nhỏ các gói thầu cũng vậy. Chỉ tách nhỏ gói thầu thì các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam mới có đủ năng lực và cơ hội tham gia. Nhưng điều này đến nay cũng rất khó. Tháng 3/2011 vừa qua, Hiệp hội đã kiến nghị lên Chính phủ về chủ trương nội địa hóa dự án nhiệt điện trên cơ sở tách ra làm 10 gói thầu cơ khí để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo nhưng cho đến nay doanh nghiệp vẫn không có chính sách cụ thể để triển khai, ông Thụ bức xúc.

Bà Phạm Thị Thu Hà, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, một số chính sách hỗ trợ sản xuất và thuế đối với sản xuất cơ khí trong nước so với nhập khẩu có sự chênh lệch, khiến giá sản xuất trong nước bị đẩy lên cao hơn.

Ngành dầu khí đóng được giàn khoan tự nâng. Đối với sản phẩm này, nếu nhập khẩu toàn bộ có mức thuế bằng 0%. Tuy nhiên, khi trong nước chưa sản xuất được toàn bộ, nhà sản xuất phải nhập khẩu một số phụ tùng lại phải chịu thuế. Bất cập này làm đội giá thành và khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Thụ cho rằng, ngành cơ khí Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Hiện 80% thị trường cơ khí trong nước thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều dự án tổng thầu xây dựng nhà máy, công trình quốc gia, doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đều thua các nhà thầu ngoại.

Vẫn theo ông Thụ, trong 10 năm tới, Việt Nam có kế hoạch xây dựng gần 100 nhà máy nhiệt điện, đây là cơ hội lớn cho ngành cơ khí Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có giành được phần việc này không thì chưa ai dám chắc.

Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 đề ra mục tiêu cơ khí trong nước sẽ tự sản xuất được khoảng 100 tỷ đến 125 tỷ USD tiền hàng. Đây là thị trường rất lớn nhưng với thực trạng hiện nay điều đó khó trở thành hiện thực.

Việt Nam được 22 doanh nghiệp ICT Malaysia đầu tư

Theo đó, diễn đàn được tổ chức tại QTSC vào ngày 24/5 tới với hai phần nội dung chính: giới thiệu tiềm năng, cơ hội kinh doanh về CNTT tại thị trường Việt Nam; đồng thời phía Malaysia sẽ chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình Chính phủ điện tử. Phần hai sẽ là chương trình giao lưu, hợp tác kinh doanh giữa 27 DN Malaysia với gần 30 DN Việt Nam.
Đây sẽ là dịp để các DN Việt Nam xúc tiến, tìm kiếm cơ hội giao thương với DN Malaysia trong nhiều lĩnh vực như: Chính phủ điện tử; thương mại điện tử; các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây; ứng dụng trên di động; những giải pháp quản lý trong giao thông, tài chính, y tế… Đáng chú ý, phía Malaysia sẽ giới thiệu, tư vấn các chính sách hỗ trợ cho DN Việt Nam khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ngành CNTT tại thị trường Malaysia. Bên lề "Diễn đàn CNTT Việt Nam - Malaysia", các DN Malaysia cũng đến thăm và làm việc trực tiếp tại Tập đoàn VNPT và SPT.
Theo ông Ahmad Shanizam Ab.Ghani, Tham tán Thương mại, thương vụ Malaysia, tính đến tháng 2/2012, đã có 22 DN CNTT Malaysia đầu tư vào Việt Nam với số tiền đầu tư vào mảng CNTT khoảng 7,962 triệu USD.

Hàng vạn lao động Vinashin đi về đâu ?

     Tại thời “đỉnh cao” vào năm 2009, Vinashin đã từng có tới 70.000 lao động, gồm cả lao động thời vụ. Trước những diễn biến khó khăn của Vinashin, từ năm 2010, số lao động thời vụ đã chủ động nghỉ, chuyển việc. Do đó số lao động của Vinashin trước khi thực hiện tái cơ cấu chỉ còn khoảng 53.000 người. Được biết, khi thực hiện Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 18.6.2010 của Thủ tướng Chính phủ chuyển giao một số DN, dự án về Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và TCty Hàng hải Việt Nam, lao động bình quân năm 2010 là 46.532 người và năm 2011 chỉ còn là 36.402 người.
 
         Đến ngày 31.12.2012, tổng số lao động của Vinashin còn khoảng 28.500 người, trong đó có khoảng 74,3% số lao động có việc làm. Còn tại thời điểm 31.8.2013, Vinashin chỉ còn 25.306 người, trong đó số lao động có việc làm là 17.367 người, chiếm 68,63%.
         Còn theo thông tin từ phía lãnh đạo Vinashin, tính đến thời điểm 31.7.2013, số lao động của tập đoàn còn lại 26.242 người. Trong đó có hơn 8.000 người (chiếm 30%) không có việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Vinashin đã xây dựng  phương án tái cơ cấu lao động và chỉ giữ lại khoảng 8.000 người, cắt giảm và giải quyết chế độ cho gần 14.000 người theo 2 giai đoạn, trong đó, sẽ cắt giảm ngay 8.000 người không có việc làm, sau đó tiếp tục cắt giảm cùng quá trình tái cơ cấu DN. Tuy nhiên, ngay cả việc cắt giảm lao động không có việc làm cũng không đơn giản, bởi các đơn vị của tập đoàn không có tiền để nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, nên không thể chi trả tiền lương còn nợ và chốt sổ BHXH trả cho lao động trước khi nghỉ việc.
         Còn theo Vụ Quản lý DN của Bộ GTVT thì trong quá trình tái cơ cấu DN, Vinashin và các DN thành viên đã chủ động giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
         Theo đó, Vinashin đã căn cứ vào Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20.8.2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Cty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, và quy định của Bộ luật Lao động để giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động. Trong trường hợp các DN chưa có nguồn để chi trả cho người lao động, Vinashin tạm thời được sử dụng số vốn sản xuất kinh doanh để trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo lộ trình cắt giảm lao động. Trên cơ sở thực tế chi trả trợ cấp cho người lao động thuộc tập đoàn, được Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, Bộ Tài chính thẩm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp từ quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN, đồng thời quyết toán cho tập đoàn theo quy định. Sau này, Vinashin sẽ sử dụng nguồn thu trong quá trình tái cơ cấu DN để hoàn trả Chính phủ.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đi tìm hướng đi

   Theo ước tính, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở nước ta chiếm khoảng 97% tổng số DN đăng ký thành lập, thu hút trên 50% lao động xã hội và đóng góp tới 40% cho GDP cả nước. Số liệu thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, hiện nay chỉ có hơn 6% DNNVV hoạt động kinh doanh đã diễn ra như mong muốn, hơn 19% hòa vốn và gần 22% bị thua lỗ.
         Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách về DNNVV được ban hành nhưng tại các đô thị của nhiều tỉnh, thành những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động quản trị địa phương đối với DNNVV vẫn đang tạo ra những cản trở đối với việc phát triển của các DNNVV.
         Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là từ đâu? Trước bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động và khó khăn, các DNNVV phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro do thiếu vốn, nguồn nhân lực hạn chế, chi phí đầu vào tăng cao, sức mua giảm, chính sách thay đổi… Theo TS. Hà Quang Ngọc - Phó Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, khó khăn lớn nhất đối với các DNNVV tại các địa phương là việc tiếp cận vốn và việc tiếp cận thông tin dẫn tới khó thiết lập và mở rộng hợp tác với các DN lớn và DN nước ngoài. Một phần nguyên nhân của vấn đề này do một số chính sách của Trung ương hỗ trợ DN triển khai tại địa phương còn chậm, việc ban hành và công khai các quy hoạch triển khai còn chưa kịp thời.
         Tại nhiều địa phương, sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác nắm tình hình, theo dõi, quản lý hoạt động và phối hợp kiểm tra, giải quyết khó khăn vướng mắc cho DN trong quá trình hoạt động còn hạn chế, bất cập. Một số cơ chế, chính sách do địa phương ban hành vẫn chưa thật sự đủ mạnh và đóng vai trò làm đòn bẩy kích thích, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân và DNNVV phát triển....
         Những hạn chế trên trong vấn đề quản trị địa phương khiến cho các DNNVV vốn đã yếu thế về quy mô và tiềm lực tài chính cứ mãi loay hoay tìm đường phát triển và khó ổn định, hạn chế sự phát triển kinh tế của địa phương.
Tăng cường quản trị địa phương- chìa khóa thành công
         Việc tăng cường quản trị địa phương để hỗ trợ hoạt động cho các DN sẽ là một động lực lớn giúp các DN phát triển. Chia sẻ vấn đề này, GS.TS Nguyễn Lân- nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam- cho biết: Tăng cường quản trị địa phương không phải là cải cách chính quyền đô thị mà tập trung vào việc tăng cường quản trị nhằm cải thiện môi trường thuận lợi cho việc hỗ trợ các DNNVV ở các đô thị điểm phát triển, để qua đó thúc đẩy kinh tế của các đô thị phát triển.
         Ông Phạm Hoàng Tiến- Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNVVN của VCCI- cũng cho rằng, để cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi thì chính quyền địa phương cần nhanh chóng tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu công, sớm thanh toán các khoản nợ đối với DN, đồng thời có các biện pháp củng cố hệ thống quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương và đa dạng hóa các hình thức thế chấp, tín chấp, tạo điều kiện cho các DNNVV được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn.
        Ông Tiến đề xuất, trong quản trị, các địa phương cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giải quyết thủ tục hành chính cho DN, tạo sự công bằng cho DN trong tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính từ đó tạo ra cơ hội, sức cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng thúc đẩy phát triển DN.
         Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nên khuyến khích tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nhân, DN để tiếp cận, tìm hiểu, giải đáp, tháo gỡ và kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN. Đồng thời, xây dựng giá đất hàng năm phù hợp với thị trường và từng vùng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư và cho DN thuê...

Tinh giảm danh nghiệp ngành thép

Hiện 1/3 nhân công của MT (khoảng 98.000 người) đang làm việc tại châu Âu, nơi tập đoàn này cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất ô tô, đang lo lắng thất nghiệp bởi kể từ năm 2007 cho đến nay nhu cầu sử dụng thép tại châu lục này đã giảm khoảng 30%, riêng năm 2012 giảm 9%, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của MT. Có thể nói, thua lỗ là câu chuyện của ngành thép trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, nhưng nguyên nhân dẫn đến thua lỗ lại có nhiều sự khác biệt.
         2 năm trước, tại đại hội cổ đông của một doanh nghiệp sản xuất tôn, ông chủ tịch HĐQT đã rất mạnh miệng nói rằng khi giá thép về đáy các đơn vị bán đổ bán tháo thì ông mua vào, chờ giá lên đỉnh bán ra. Năm nay đỉnh của giá thép khoảng 600USD/tấn, còn đáy 500USD/tấn, có nghĩa nếu mua đáy bán đỉnh có thể lãi khoảng 20%.
         Từ năm 2005 trở về trước, việc doanh nghiệp thép gia tăng tồn kho tại mức giá thấp, sau đó chờ giá lên để bán đã rất thành công, bất kể đó là doanh nghiệp sản xuất hay thương mại. Lý do, những đợt tăng giảm của giá thép diễn ra trong thời gian dài, nên khi đã tăng là tăng mạnh, lãi lớn.